Du lịch tâm linh 3 miền - tìm về nguồn cội của sự bình yên [Hướng dẫn cách sắm lễ và hành lễ]

Chỉnh Sửa

Mỗi độ tết đến xuân về, đi lễ chùa đầu năm không biết tự bao giờ đã trở thành một nếp không thay đổi của người dân Việt. Trong thời khắc vừa bước sang năm mới, mọi vật tràn đầy sức sống, lòng người dường như cũng háo hức hơn. Có lẽ để một năm trọn vẹn bình an, ngay từ khoảnh khắc đầu năm, chúng ta đều cầu mong những điều tốt đẹp đến người thân và bạn bè. Đặc biệt, một năm nhiều biến động và sóng gió như năm 2020, chuyến du lịch tâm linh Tết Tân Sửu và tâm nguyện an yên chắc chắn không thể thiếu trong kế hoạch của bạn. Cùng tham khảo các địa điểm du lịch tâm linh Seahorse by Havi gợi ý ngay dưới đây, có thể bạn sẽ có thêm lựa chọn cho Tết đấy!

Seahorse - du lịch tâm linh mùa Tết
Du lịch tâm linh 3 miền - tìm về nguồn cội của sự bình yên 
Nguồn: internet 

I/ Miền Bắc:

1. Hội Chùa Hương (Hà Nội)

Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội chùa Hương. Hàng trăm phật tử, thiện nam, tín nữ từ khắp nơi đổ về nơi đây trẩy hội chùa. Chùa Hương cách trung tâm thủ đô Hà Nội 62 km về phía tây nam, thuộc địa bàn xã Hương Sơn - huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.  Được mệnh danh là vùng đất Phật, nơi trác tín Bồ Tát Quán Thế  âm ứng thiện tu hành.

Hoa gạo nở đỏ góc sân chùa Hương
Hoa gạo nở đỏ góc sân chùa Hương
Nguồn: vntrip

Tìm hiểu thêm về chùa Hương

2. Thiên Trúc Tự - Chùa Đồng - Yên Tử (Quảng Ninh)

Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc tự (chùa Cõi Phật), tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m) được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất Việt Nam. Ngôi chùa cổ kính linh thiêng này lại được được ví như một “kỳ quan mới” tại khu danh thắng Yên Tử.

Chùa Đồng - Ngôi chùa linh thiêng được dựng như một đoá sen khổng lồ
Chùa Đồng - Ngôi chùa linh thiêng được dựng như một đoá sen khổng lồ
Nguồn: vntrip

3. Chùa Bái Đính (Ninh Bình)

Quần thể chùa Bái Đính hiện tại có diện tích 539 ha, bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ có lịch sử hình thành từ thời nhà Đinh và 80 ha khu chùa Bái Đính mới được xây dựng từ năm 2003, cùng nhiều hạng mục khác. Bao bọc xung quanh chùa là những vòng cung núi đá vôi cao lớn, kỳ vĩ, hoà hợp với cảnh chùa tạo thành một công trình đồ sộ, trang nghiêm.  

Khung cảnh cảnh non nước hữu tình chùa Bái Đính
Khung cảnh cảnh non nước hữu tình chùa Bái Đính
Nguồn: nucuoimekong

II/ Miền Trung

1. Chùa Thiên Mụ (Huế)

Tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng của miền Trung, chùa Thiên Mụ nơi có sự tích ra  đời gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên xứ Đàng Trong từ lâu đã trở thành một địa điểm nhất định phải đặt chân khi đến Huế. Với kiến trúc cổ kính Chùa Thiên Mụ  góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càng thêm duyên dáng, thi vị. 

Thiên Mụ - Ngôi chùa cổ kính xứ Huế
Thiên Mụ - Ngôi chùa cổ kính xứ Huế
Nguồn: Internet 

2. Chùa Cầu (Hội An)

Chùa Cầu ngôi chùa linh hồn, là biểu tượng của phố hội trong suốt bốn thập kỷ qua.  Chùa có mái che khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vòng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi nghỉ mát với bảy gian bằng gỗ. Mặt chính của chùa hướng ra bờ sông Hoài thơ mộng. Chùa và cầu đều làm bằng gỗ, sơn son và chạm trổ nhiều họa tiết rất công phu, hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật.

Chùa Cầu - Nét độc đáo giữa lòng Hội An
Chùa Cầu - Nét độc đáo giữa lòng Hội An
Nguồn: internet 

3. Chùa Linh Ứng (Đà Nẵng)

Đây là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở Đà Nẵng.Có đến 3 ngôi chùa mang tên Linh Ứng.  Người dân địa phương thường phân biệt 3 nơi đây bằng cách gọi tên gọi kèm theo vị trí tọa lạc. Không rõ là do vô tình hay do chữ duyên mà cả ba ngôi chùa đều được tọa lạc trên những vị thế đắc địa của thành phố Đà Nẵng, tạo thành một "tam giác" linh thiêng trong thành phố. Đó là chùa Linh Ứng Non Nước, nằm trên hòn Thủy sơn của một trong 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Chùa Linh Ứng Bà Nà nằm trên chót vót núi cao của địa danh nghỉ mát Bà Nà Hill và Linh Ứng Bãi Bụt, Sơn Trà, nằm lưng chừng núi – bán đảo Sơn Trà. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt, Sơn Trà là ngôi chùa mới nhất, to nhất và đẹp nhất.

Chùa Linh Ứng - Bà Nà
Chùa Linh Ứng - Bà Nà
Nguồn: internet 
Chùa Linh Ứng - Ngũ Hành Sơn
Chùa Linh Ứng - Ngũ Hành Sơn
Nguồn: internet 
Chùa Linh Ứng - Bãi Bụt: Nơi có tượng Quan  m cao nhất Việt Nam
Chùa Linh Ứng - Bãi Bụt: Nơi có tượng Quan Âm cao nhất Việt Nam

III/ Miền Nam:

1. Chùa Giác Lâm (TP. Hồ Chí Minh)

Là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở TP. Hồ Chí Minh, Chùa Giác Lâm tọa lạc tại số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình. Trong chùa có 113 pho tượng cổ, chủ yếu là tượng gỗ, chỉ có 7 tượng đồng. Có nhiều tượng có giá trị như: Tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Di Lặc Bồ Tát; Thế Chí Bồ Tát, Quan Thế  m Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, bộ tượng Cửu Long (đúc bằng đồng), bộ tượng Mười Tám Vị La Hán, tượng Thập Điện Diêm Vương, tượng Tổ Sư Đạt Ma, tượng Long Vương, v.v...Trên các cột chính của chùa đều có khắc câu đối (gồm 86 câu) thếp vàng công phu.

Chùa Giác Lâm - Ngôi chùa cổ hơn 300 tuổi ở Sài Gòn
Chùa Giác Lâm - Ngôi chùa cổ hơn 300 tuổi ở Sài Gòn
Nguồn: internet 

2. Chùa Vĩnh Tràng ( Tiền Giang)

Cách trung tâm thành phố Tiền Giang 3 km, chùa Vĩnh Tràng với lối kiến trúc độc đáo, theo lối kiến trúc Bắc Tông, sau nhiều lần sửa chữa đã lai thêm kiến trúc Khmer và kiến trúc phương Tây. Đến đây du khách sẽ được mãn nhãn với các pho tượng Phật khổng lồ như: Tượng phật Di Lặc, tượng Phật Thích Ca nằm, tượng Phật A Di Đà.

Chùa Vĩnh Tràng - Ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo
Chùa Vĩnh Tràng - Ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo
Nguồn: internet

3. Chùa Bà Chúa Xứ (Châu Đốc - An GIang)

Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Miếu Bà Chúa Xứ có rất nhiều truyền thuyết huyền bí xung quanh hoàn cảnh ra đời của ngôi miếu, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến Miếu Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng, đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về góp phần phát triển ngành du lịch An Giang.

Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc ngay dưới chân núi Sam
Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc ngay dưới chân núi Sam
Nguồn: internet

IV. Hành trang cho chuyến du lịch tâm linh Tân Sửu

1. Sắm lễ

Dù bạn đi lễ chùa đầu năm để cầu bình an, may mắn hay đơn giản là vãn cảnh chùa thì vẫn nên chuẩn bị lễ cúng đầu năm. Sắm lễ cúng Phật không nhất thiết phải mâm cao, cỗ đầy, quan trọng là lòng thành tâm. Chỉ nên cúng đồ chay, thanh tịnh như hương, các loại hoa trái, oản, xôi, chè... Các loài hoa cúng dường nên là hoa sen, hoa huệ, hoa, lan, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… tránh cúng các loại hoa cỏ dại. Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa. 

Hoa dâng cúng dường chư Phật
Hoa dâng cúng dường chư Phật
Nguồn: internet

2. Hành lễ:

Đi lễ chùa, xin đừng vội vã, chen lấn nhau. Trang phục quần áo nên đoan trang, kín đáo. Không đứng hoặc quỳ chính giữa phật đường lễ phật vì đây  là vị trí tối cao của trụ trì, nên quỳ lễ chếch sang bên một chút.  Bạn có thể thắp ba nén hương vào lư hương lớn ở trước cửa chùa, rồi đi khấn từng ban. 

Lòng thành tâm là lễ vật quý giá nhất khi đi lễ Phật
Lòng thành tâm là lễ vật quý giá nhất khi đi lễ Phật
Nguồn: internet

3. Tâm sáng - lòng lành - ý thiện:

Món quà của Đức Phật chính là sự giác ngộ. Đạo Phật là đạo ban vui, ban trí tuệ cho mọi người và giúp mọi người gần gũi nhau hơn. Buông bỏ bớt tham - sân - si.  Hãy đón nhận mọi thứ một cách nhẹ nhàng, hoan hỉ với tấm lòng chân - thiện- mỹ thì cuộc đời sẽ luôn an yên. 

Tâm an thì vạn sự an
Tâm an thì vạn sự an
Nguồn: internet

Kết:

Trải dài khắp mảnh đất hình chữ S là những ngôi chùa mang đậm dấu ấn tâm linh - nơi người dân Việt gửi gắm những ước nguyện, hy vọng với một tấm lòng thành kính dù ở nơi đâu. Xin chậm lại một chút để cảm nhận mùi hương trầm hòa quyện trong không khí, cảm nhận hơi thở của mùa xuân, lắng nghe kinh phật, lắng nghe bản thân mình. Lễ chùa đầu năm là dịp để mọi người lắng lòng mình lại, trải nghiệm sự an yên nơi đất Phật. Seahorse by Havi hy vọng bài viết đã giúp ích cho điểm dừng chân tâm linh đầu năm của bạn, cầu chúc bạn cùng gia đình:

Tiễn năm cũ đi, sống từ bi, thể hiện chân thiện mỹ
Đón năm mới về, tập hỷ xả, tỏa sáng đức tài tâm.
Xuân sang hạnh phúc bình an tới
Tết đến cùng nhau đi lễ chùa
Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân Phật vinh hoa phú quý lai.
Nguồn: Sưu tầm